Báo cáo ngành mắc ca Úc năm 2016

Sản lượng mắc ca Úc năm 2016 khả quan và ổn định
Sản lượng mắc ca toàn cầu năm 2016 đạt 175.000 tấn (nguyên hạt, độ ẩm 3,5%), tương đương sản lượng thu được trong năm 2015. Các vùng sản xuất chính bao gồm Úc, Nam Phi, Kenya và Mỹ, chiếm khoảng 75% tổng sản lượng toàn cầu. Trong đó, sản lượng mắc ca tại Úc và Mỹ tăng lần lượt 8% và 9%; còn tại Nam Phi, sản lượng giảm 17% do điều kiện thời tiết khô hạn khắc nghiệt. Sản lượng tại các vùng trồng mới, trong đó có Trung Quốc, chiếm gần 12% tổng sản lượng hạt nguyên vỏ.
Theo thống kê Dữ liệu Quốc tế do INC tổng hợp, năm 2016, doanh số bán hạt nguyên vỏ chiếm khoảng 20-25% tổng sản lượng toàn cầu, và sản lượng nhân tăng nhẹ.
Năm 2017, sản lượng hạt mắc ca nguyên vỏ được dự báo tăng trưởng từ 5-7,5%, đạt từ 185.000 tới 190.000 tấn (nguyên vỏ, độ ẩm 3,5%); với hầu hết các vùng trồng được dự báo tăng trưởng sản lượng so với năm 2016. Theo các dự báo ban đầu, sản lượng mắc ca Úc có thể đạt mức tăng trưởng 3-4%.
Cũng theo INC, tổng sản lượng các loại hạt được kỳ vọng tăng khoảng 5,8% với mức tăng trưởng cao nhất đến từ các đơn vị sản xuất hồ trăn.

Thống kê doanh số bán mắc ca Úc

 DOANH SỐ BÁN MẮC-CA ÚC (ĐƠN VỊ, TẤN)
Thị trường 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Nội địa Úc 2.960 2.871 3.328 3.157 3.255 3.374
Mỹ 705 764 1.477 1.297 1.372 645
Nhật Bản 1.123 1.514 1.249 1.424 1.651 1.775
Hàn Quốc 247 520 543
Đài Loan 579 565 441
Trung Quốc 443 815 511
Thị trường khác tại Châu Á 1.234 1.638 1.770 889 911 694
Đức 1.203 615 978 1.199 809 780
Châu Âu 535 485 577 685 215 711
Khác 150 91 316 261 10.566 200
Tổng doanh số bán hạt nhân 7.911 7.979 9.694 10.183 13.090 9.673
Tổng doanh số bán hạt nguyên vỏ na na na 9.834 14.166
Bảng: Doanh số bán mắc ca Úc (2011 -2016)
Nguồn: Hiệp hội Quản lý Mắc ca Úc (AMHA)

Tổng doanh số nhân mắc ca của Úc bán ra trong năm 2016 đạt 9.673 tấn, giảm nhẹ so với năm 2015. Lượng tiêu thụ nhân mắc ca tại thị trường nội địa Úc và Nhật Bản tăng lần lượt 4% và 8%, chiếm 53% tổng doanh số nhân mắc ca Úc trên toàn thế giới. Năm 2016, thị phần của mắc ca Úc tại thị trường Nhật Bản tăng lên 64%, cho thấy sự yêu thích của thị trường Nhật đối với sản phẩm này. Đây cũng là thị trường luôn duy trì đầu tư phát triển sản phẩm mới, ví dụ như Lễ kỷ niệm lần thứ 40 sản phẩm sô-cô-la mắc ca của công ty Meiji đã minh chứng cho tầm quan trọng của mắc ca trong danh mục sản phẩm của các công ty thực phẩm lớn tại quốc gia này. Theo Nghiên cứu người tiêu dùng năm 2016, lượng tiêu thụ sản phẩm snack mắc ca ngày một tăng, cho thấy sự đa dạng hóa trong phát triển mẫu mã và nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Hình ảnh một vườn mắc ca tại Úc

Hình ảnh một vườn mắc ca tại Úc

Kim ngạch xuất khẩu nhân mắc ca Úc tới thị trường Hàn Quốc tăng mạnh trở lại trong năm 2016, giúp Úc giữ vững thị phần tới 99% tại quốc gia này. Nhiều sản phẩm mới được xuất bán trong năm và chưa thấy có dấu hiệu giảm nhiệt trong ngắn hạn. Nghiên cứu người tiêu dùng năm 2016 cho thấy nhận thức, kinh nghiệm sử dụng, và tần suất tiêu thụ mắc ca của người tiêu dùng Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây; với hiểu biết chung về các tính năng và lợi ích của sản phẩm ngày một nâng cao.
Kim ngạch xuất khẩu nhân mắc ca Úc tới Trung Quốc cũng tăng, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng về một loại sản phẩm tiện lợi hơn so với mắc ca nguyên vỏ, mặc dù để phát triển sản phẩm nhân tại thị trường này cũng cần có thời gian. Hầu hết các sản phẩm này được bán qua kênh trực tuyến, thay vì kênh bán lẻ truyền thống.
Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu nhân mắc ca Úc tới Đài Loan sụt giảm, tương đồng với xu hướng giảm tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này. Được đánh giá là thị trường cạnh tranh hơn so với một số thị trường khác tại Châu Á, năm 2015 chứng kiến mức tăng đáng kể trong hợp tác thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc. Tuy nhiên, Úc vẫn duy trì mức thị phần tới 46% tại thị trường Đài Loan trong năm 2016.
Kim ngạch xuất khẩu nhân mắc ca Úc cũng như tổng kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Mỹ giảm mạnh trong năm 2016. Việc này được các nhà nghiên cứu thị trường nhận định là do năm 2015, kim ngạch nhập khẩu nhân mắc ca Úc tại Mỹ tăng đột biến, đạt mức cao kỷ lục trên 12.000 tấn. Đến năm 2016, số liệu này đã quay về duy trì ở mức bình thường với sản lượng nhập khẩu khoảng 7.000 tấn nhân mắc ca/năm. Nhìn chung tính đến thời điểm hiện tại, tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn khả quan.
Kim ngạch xuất khẩu nhân mắc ca Úc tới thị trường Châu Âu giảm trong năm 2016 dù kim ngạch nhập khẩu nhân tăng và đạt trên 6.000 tấn. Tuy mắc ca ngày càng trở nên phổ biến tại Châu Âu bên cạnh thị trường Đức, Châu Á vẫn là thị trường cung ứng nhân mắc ca trọng điểm tại thời điểm hiện tại.
Doanh số bán mắc ca Úc nguyên vỏ tăng 8% trong năm 2016, do nhu cầu thị trường vẫn tăng cao trong khi sản lượng mắc ca từ Nam Phi giảm đáng kể (doanh số mắc ca Nam Phi nguyên vỏ giảm gần 50%). Năm 2017, nhu cầu thị trường được kỳ vọng tiếp tục tăng.

Nguồn: Hiệp hội mắc ca Việt Nam

Báo cáo gốc: Hiệp hội mắc ca Úc