Bởi, với dự án trồng cây mắc ca quy mô 10.000 ha đang được triển khai sẽ mở ra hướng phát triển bền vững cho vùng đất biên viễn này. Mường Nhé, với Điện Biên, đây là vùng đất xa trung tâm nhất, đời sống kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn. Với cá nhân ông Mùa A Sơn, đây là mảnh đất ghi tình cảm, dấu ấn đặc biệt. Ông có 3 năm gắn bó Mường Nhé trong vai trò Bí thư huyện đầu tiên (thành lập theo Nghị định 08/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2002 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hai huyện Mường Tè và Mường Chà (cũ) của tỉnh Lai Châu (cũ).

p/Ông Mùa A Sơn, P.Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tham quan mô hình trồng mắc ca tại Mường Nhé, Điện Biên.

Ông Mùa A Sơn, P.Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tham quan mô hình trồng mắc ca tại Mường Nhé, Điện Biên.

“Đánh thức”… đất

Từng vượt suối, băng rừng đến những bản xa xôi nhất của huyện, ông Mùa A Sơn hiểu rõ những khó khăn trở ngại, cũng như tiềm năng lợi thế của vùng đất này. Đất đai là tiềm năng to lớn nhất (diện tích hơn 2500 km²) nhưng cũng là trăn trở nhất. Làm thế nào để phát huy, chuyển hoá đất đai thành giá trị kinh tế, lâu nay vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Khác với hình dung ban đầu của chúng tôi về vùng đất biên cương xa xôi, con đường dẫn vào xã Sen Thượng (một trong 6 xã của huyện được quy hoạch trồng mắc ca) khá thuận lợi, cơ sở hạ tầng khu vực trung tâm xã được đầu tư bước đầu khá khang trang. Nhìn 800 ha đã được làm đường, phân luống, đào hố đều tăm tắp, ngút ngàn trước mắt, ông Mùa A Sơn phấn khởi chia sẻ: “Sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như quyết tâm của nhà đầu tư và sự ủng hộ của người dân là cơ sở để tin tưởng vào thành công của dự án”.

Trước đó, đoàn công tác của UBND tỉnh đã thăm cơ sở tập kết cây mắc ca tại xã Sen Thượng. Hiện Công ty Cổ phần Mắc Ca Tây Bắc đã tập kết được hơn 100.000 cây mắc ca giống, thuộc 7 dòng khác nhau.

Dự án trồng mắc ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé có tổng diện tích là 10.000 ha triển khai tại 6 xã: Sen Thượng, Sín Thầu (xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới ở vùng biên giới giáp với nước CHDCND Trung Hoa), Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé và Nậm Vì. Theo kế hoạch trong năm 2019 Công ty Cổ phần Mắc Ca Tây Bắc sẽ triển khai trồng 5.000 ha. Đến thời điểm này, công ty đã thực hiện sản ủi làm đường, đào hố, chuẩn bị cây giống, vật tư để triển khai trồng ngay khi có mưa.

Thực ra, từ đầu những năm 2000, mắc ca đã được trồng thí điểm tại một số huyện tại địa phương sau chuyến khảo sát về cây mắc ca tại Úc của đoàn công tác Chính phủ Việt Nam do cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn dẫn đầu. Sau này, đích thân, cố Phó Thủ tướng khẳng định: “Điện Biên là tỉnh có điều kiện tự nhiên tốt nhất ở Tây Bắc để trồng cây mắc ca”.

Đưa bà con nông dân trở thành cổ đông

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, 1ha mắc ca trồng khoảng 280 cây, sau 3 năm trồng, cây cho quả bói và cho thu hoạch ổn định từ năm thứ 5 trở đi. Như vậy, chỉ cần giá bán 120.000 đồng/kg, thì 1ha mắc ca năng suất thấp nhất ở những năm thứ 5 được khoảng 1 tấn quả, cho người trồng thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng/ha. Càng về những năm sau, năng suất thu hoạch quả càng tăng lên và có thể đạt năng suất 3 tấn quả/ha. Vòng đời của cây lên tới 80 năm.

br class=

Công nhân Công ty Cổ phần Ðầu tư và Phát triển mắc ca Tây Bắc chăm sóc vườn mắc ca tại xã Tà Lèng (TP. Ðiện Biên Phủ). Ảnh: Văn Tâm

Trong khí đó, nếu 1ha nương rẫy người dân trồng ngô, trồng lúa, trừ mọi chi phí cũng chỉ cho thu nhập khoảng 4 triệu đồng.

Những cây mắc ca sẽ được trồng xuống, bám rễ vào vùng đất Mường Nhé mang theo những hy vọng, về những mùa “hái quả”.

Ông Bùi Văn Định, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Mắc Ca Tây Bắc chia sẻ: Việt Nam phát triển cây mắc ca sau nên có nhiều lợi thế trong việc chọn các tổ hợp giống tốt nhất. Chúng tôi quyết định đầu tư tại Mường Nhé và một số huyện của Điện Biên vì điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, quỹ đất lớn. “Đầu tư cho nông nghiệp nói chung, chi phí nhân công chiếm tới 70% vì vậy chúng tôi sẽ sử dụng tối đa lực lượng lao động tại địa phương” – ông Định cho biết.

Mô hình triển khai của Công ty Cổ phần Mắc Ca Tây Bắc cũng rất đặc biệt. Đây là công ty đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đưa bà con nông dân trở thành cổ đông. Nông dân được nhà nước giao bình quân 5ha đất/hộ để tham gia góp đất cùng doanh nghiệp, vừa là cổ đông và là công nhân làm việc trực tiếp cho công ty.

Trong 5 năm đầu chưa có thu hoạch, công ty sẽ hỗ trợ kinh phí với mức hỗ trợ 4 triệu đồng/1 ha/năm trong 5 năm đầu. Sau thời kỳ kiến thiết có sản phẩm sẽ nâng mức hỗ trợ thêm 4 triệu/ đồng/1ha/năm cho các hộ dân góp đất, đồng thời nhận họ vào làm việc trong công ty với mức thu nhập 50- 60 triệu đồng/năm. Như vậy, vừa đảm bảo thu nhập, việc làm vừa hạn chế tình trạng phá rừng.

“Bên cạnh mô hình cổ đông góp đất, chúng tôi cũng sẽ đào tạo, hướng dẫn, tập huấn để các hộ nông dân có thể trồng, chăm sóc thêm diện tích 1-2ha/hộ và công ty cam kết sẽ đứng ra bao tiêu thu mua toàn bộ quả sau thu hoạch” – ông Định cho biết.

Thủ phủ mắc ca

Ông Mùa A Sơn cho biết: Thực tế cho thấy, có bắt tay vào thực hiện những giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của một tỉnh biên giới như Điện Biên mới thấy được những khó khăn, thách thức thế nào so với các tỉnh có nhiều lợi thế khác. Để có đươc sự lựa chọn đầu tư của doanh nghiệp, sự ủng hộ của người dân đối với cây mắc ca là cả một quá trình vào cuộc bền bỉ của cả hệ thống chính trị và của người dân địa phương với hy vọng sẽ đơm hoa kết trái, đem lại đời sống ấm no cho mảnh đất này.

Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong định hướng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã xây dựng Ðề án Phát triển cây mắc ca đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh trên địa bàn 4 huyện: Mường Nhé, Nậm Pồ, Ðiện Biên, Tuần Giáo với quy mô trồng khoảng 26.000ha và diện tích quy hoạch khoảng 35.000ha.

Tỉnh cũng đã xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên trên cơ sở doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư dự án của mình. Người dân vùng dự án có thể tham gia liên kết trồng mắc ca với doanh nghiệp thông qua góp đất, cho doanh nghiệp thuê đất hoặc tự trồng mắc ca sau đó bán cho doanh nghiệp. Về lợi nhuận, cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư và người dân cùng nhau thương thảo, thống nhất mức chia sẻ lợi nhuận, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, nhất là lợi ích của người dân.

Theo ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam: Với diện tích hiện có, Điện Biên đã trở thành thủ phủ cây mắc ca của Việt Nam và hoàn toàn có thể kỳ vọng trở thành thủ phủ mắc ca của thế giới.
Ông Bùi Văn Định khẳng định: Tham vọng của công ty là sẽ đưa Điện Biên thành thủ phủ mắc ca của thế giới. Trong nông nghiệp có 3 phân khúc quan trọng là: sản xuất- chế biến- thị trường và yếu tố thị trường quyết định hai yếu tố còn lại. Toàn bộ vùng trồng 30.000ha dự kiến của chúng tôi đã có thị trường. Đặc biệt là thị trường Tây Âu, Ả Rập, những nước có điều kiện và nhu cầu sử dụng nhiều mắc ca.

Tháng 5, mùa của những cơn “mưa vàng mưa ngọc” đối với bà con đồng bào Tây Bắc bởi điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác chỉ có thể gieo trồng vào mùa mưa. Tháng 5 này còn gắn liền với nhiều sự kiện lớn của Điện Biên: 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh và 110 năm thành lập tỉnh. Trong không khí ấy, tiết trời ấy, những cây mắc ca đầu tiên sẽ được trồng xuống, bám rễ vào vùng đất Mường Nhé mang theo những hy vọng, về những mùa “hái quả”.

Nguồn: Lê Trang báo Enternews.vn